Saturday, September 14, 2019

TOÁN HỌC DỄ VÀ KHÓ NHƯ THẾ NÀO?


Ở đời mà chẳng có lúc chúng ta phải thốt lên câu nói: "Khó quá!", "Hơi khó khó!" hay "Dễ thôi", "dễ ợt", ... khi phải giải quyết một việc gì đó. Chuyện đời thường thoi, nhưng sự đánh giá đó lại ảnh hưởng đến tinh thần giải quyết, thái độ và hướng suy nghĩ của người trong cuộc. Mà đánh giá đâu có đơn giản: "khó" hay "dễ" vừa phản ánh cái gì đó khách quan từ trong bản thân sự việc phải giải quyết, vừa phản ánh mọt cái gì chủ quan như (trình độ, quan điểm, điều kiện, hoàn cảnh,...) của người giải quyết việc. Sự đánh giá đúng hay sai nhiều khi còn ảnh hưởng đến chiều hướng của cả một cộng đồng, trong suốt thời gian dài. Trong bài viết này không tham vọng bàn nhiều về "khó, dê"nói chung mà chỉ hạn chế ở khuôn khổ dạy và học, thậm chí hẹp hơn nữa là dạy và học môn toán.
Học sinh trường hay đánh giá thầy này dạy dễ hiểu, thầy kia khó hiểu, hoặc sách này viết khó hiểu, sách kia viết dễ hiểu, hoặc chương này khó, chương kia dễ, hay bài này khó, bài kia dễ,... Đó cũng là chuyện thường của học sinh. Điều đó cũng có nguồn gốc từ rất lâu đời theo kiểu dạy và học ở nước ta, ngày nay người ta gọi đó là kiểu sư phạm độc thoại, chỉ có thầy nói và trò phải nghe. Thầy ra đề trò giải quyết không có sự tranh luận hay sự phát hiện của trò và tự mình đặt ra cách giải quyết.
Phát hiện được vấn đề là mở ra một con đường. Nó rất quan trọng và việc rèn luyện cho được phẩm chất "nhạy bén phát hiện vấn đề" là điều cực kỳ khó trong khoa học sư phạm. Chẳng hạn, phải trả lời được câu hỏi: "Tại sao đứng trước một hiện tượng sự việc người này lại tò mò, người kia thì không?"Làm sao giáo dục được tính tò mò khoa học? Đâu dễ có được óc tò mò và sự nhạy cảm khoa học.
Ví dụ: 
Biết bao người đã ngâm mình trong nước để tắm nhưng phải đến ac si met mới phát hiện ra với tiến reo và định luật mang tên ông mới được phát hiện.
Hàng triệu người đã thấy quả táo rơi, nhưng phải đợi mãi tới Newton mới có sự băn khoăn tự hỏi: "Tại sao quả táo rơi mà mặt trăng không rơi?" mở đường cho việc tìm ra định luật vạn vật hấp dẫn.
Rât nhiều đứa trẻ bất lực trước việc quả bóng rơi xuống hố sâu, không làm sao lấy lên được, chỉ Lương Thế Vinh mới có nhạy cảm tìm ra hướng giải quyết là dùng sức nước đẩy quả bóng lên, ....
Toàn là những chuyện đời thường đơn giản: Tắm, quả táo rơi, bóng lăn xuống hố,... Đứng trước chuyện đời thường đó mà phát hiện ra vấn đề là một điều rất quan trọng trở thành người phi thường.
Nói tóm lại, quan trong không phải là môn này khó môn kia dễ, hay bài này khó bài kia dễ, mà là phải rèn luyện kỹ năng phát hiện vấn đề đó mới là mấu chốt quan trọng nhất.
Chúng ta nên tập cho con trẻ có tính tò mò phát hiện vấn đề, cho dù là những phát hiện ngây ngô, trẻ con nhưng rất đáng trân trọng. Như thế vừa kích thích được tính tò mò, sự nhạy cảm mà còn tập cho trẻ phát hiện vấn đề một cách nhanh nhất đó chính là xu thế giáo dục ngày nay.

GS.TS NGUYỄN CẢNH TOÀN 
"chính là tấm gương sáng về trí tuệ và nhân cách, là hình mẫu lỹ tưởng về sự khổ luyện thành tài nhờ tự học"
Nguyễn Cảnh Toàn là một Giáo sư Toán học Việt Nam, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội, thứ trưởng Bộ Giáo dục Việt Nam, phó Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam và Tổng biên tập tạp chí Toán học và Tuổi trẻ trong hơn 40 năm. 
Sinh28 tháng 9, 1926, Đông Sơn, Đô Lương
Mất8 tháng 2, 2017, Hà Nội
Tiền nhiệmNguyễn Lương Ngọc
Nhiệm kỳ1967 – 1975
                                              Nguồn: GS. TS NGUYỄN CẢNH TOÀN.
Các bạn có thể xem video sau để tìm hiểu thêm:

0 comments:

Post a Comment

 

Đăng ký nhận tin qua email

Liên hệ hỗ trợ

Email us: thaycua@gmail.com

Nhóm thành lập