Mới đây có một ca sốt cao co giật ở Chiết Giang, Trung Quốc đã xảy ra một việc đau lòng khi bé sốt và co giật liên tục làm cho bố mẹ hoảng hốt và so cứu không đúng cách đã làm cho bé ra đi mãi mãi không bao giờ được thấy mặt trời lần nữa.
Trong thực tế theo kinh nghiệm nuôi trẻ của mình thì việc sốt ở trẻ em là điều không hiếm, thậm chí bé nhà mình còn sốt hơn 40 độ C. Nói đến đây chắc hẳn mọi người sẽ bảo sao mình lại để con sốt cao như vậy mà không có biện pháp xử lý trước. Thật tình mà nói khi bé phát sốt thì cơn co giật sẽ kéo theo và rất nhanh tăng độ không làm sao hạ sốt kịp, cộng thêm bé thường sốt vào ban đêm nên khoảng 1 đến 2 giờ sáng. Các bố mẹ có con nhỏ nên lưu ý chuyện này nhé.
Thường thì các cơn co giật của các bé sẽ tự khỏi trong vòng 5 phút, nếu thời gian kéo dài hơn 5 phút thì nên nhanh chóng đưa đến trạm y tế gần nhất. Tuy nhiên các bố mẹ thường rất hốt hoảng và thấy co giật là sợ con cắn nhằm lưỡi nên hay đưa tay hoặc vật cứng cho bé cắn thì cũng chính điều này đã xảy ra hậu quả đáng tiếc.
Việc gì cũng nên bình tĩnh không nên cuốn cuồn sẽ làm cho chúng ta không còn minh mẩn giải quyết. Theo như tư vấn của bác sĩ thì các cơn co giật chỉ kéo dài vài phút thì không đe doạ đến tính mạng của bé. Chúng ta nên thật sự bình tĩnh và làm theo những cách sau đây nhé:
- Tư thế là rất quan trọng, nên để bé chân duỗi chân co và nghiêng sang một bên vì trẻ bị co giật sẽ nôn, tư thế nằm như vậy sẽ tránh việc thức ăn từ chất nôn ra lọt vào đường thở.
- Nới lỏng áo quanh cổ, tốt nhất khi trẻ sốt cao không nên mặt đồ kính quá sẽ làm tăng thân nhiệt, gây sốt cao hơn, nên mặt đồ rộng rãi chất liệu thoáng mát là tốt nhất.
- Để bé nằm nơi thoáng mát không nên bu kính xung quanh bé làm cho thiếu oxy khó thở thêm.
- Đặt gối dưới đầu trẻ và không nên cho bất cứ vật gì vào miệng, để miệng trẻ trong tư thế tự nhiên.
- Không nên dùng sức để kìm nén cơn co giật.- Các cuối cùng dùng thuốc hạ sốt đường hậu môn hay gọi nôm na là (nhét đích). Nhưng thuốc có tác dụng hơn chậm nên chỉ dùng khi đã cho trẻ nằm nghiêng nhé. Cơn co giật đã qua bé có thể lú lẫn, lờ đờ hay buồn ngủ và thích được bố mẹ ôm ấp che chỡ.
Nếu những biện pháp trên mà trẻ không giảm sốt cũng như cơn co giật thì hãy đưa ngay đến trạm y tế gần nhất để kiểm tra nhé.
Trên đây là những kinh nghiệm của mình đã trải qua trong việc nuôi dạy con cái. Xin chia sẽ cùng các bố mẹ để chăm sóc sức khoẻ cho các bé tại nhà một cách tốt nhất nhé. Rất mong nhận được đóng góp ý kiến từ các bố mẹ để những chia sẽ ngày càng hoàn thiện hơn, phục vụ các bạn tốt hơn nhé.
Kim Ngân
.
0 comments:
Post a Comment