#Kỹ năng sống khoẻ

Xem thêm

#giáo dục

Xem thêm

#Em yêu khoa học

Xem thêm

Du lịch ăn uống

Xem thêm

Thursday, October 17, 2019

LOÀI KIẾN CÓ TỐC ĐỘ DI CHUYỂN NHANH NHẤT THẾ GIỚI

Với tốc độ 855 milimet mỗi giây, loài kiến bạc Sahara đã chính thức trở thành sinh vật có tốc độ di chuyển nhanh nhất trên Trái đất.

Khi bạn nghĩ về những động vật có tốc độ cực nhanh chắc chắn sẽ nghĩ đến như báo hay chó săn thỏ, nhưng khi đo tỉ lệ giữa chiều dài cơ thể mỗi giây, thế giới động vật có nhiều điều bất ngờ. Kỷ lục đã bị phá vỡ bởi loài kiến bạc Sahara (Cataglyp4 bombycina).
Ở sa mạc Sahara, nơi hầu hết các sinh vật tránh ra ngoài vào giữa ngày để tránh nhiệt độ có thể lên trên 50 độ C, loài kiến ​​bạc Sahara đã tiến hóa để thích nghi. Với đôi chân dài hơn những loài kiến ​​khác giúp loài kiến này tránh bị cát thiêu đốt. Cơ thể của chúng cũng tạo ra protein chống sốc nhiệt để khi rời tổ có thể chịu nhiệt tối đa.
Loài kiến này còn có khả năng theo dõi hướng Mặt trời để luôn nhận thức được con đường ngắn nhất trở về tổ. Chúng được bao phủ trong những sợi lông độc đáo với mặt cắt hình tam giác giữ cho cơ thể luôn mát mẻ bằng cách phản xạ bức xạ của Mặt trời và giảm tải bức xạ nhiệt dư thừa.
Và đặc biệt kiến Sahara di chuyển cực nhanh, vì chúng chỉ dành vài phút bên ngoài tổ để nhặt xác của những sinh vật chết trong sa mạc.
Để tìm ra có những thông số chính xác làm thế nào những con kiến Sahara có tốc độ nhanh như vậy, các nhà sinh học từ Đại học Ulm ở Đức đã thực hiện những thước phim quay lại chúng với tốc độ cao.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu đã cẩn thận đưa một tổ kiến trở về Đức, để xem loài kiến ​​di chuyển như thế nào trong nhiệt độ lạnh hơn.
Trong sức nóng dữ dội của sa mạc, những con kiến ​​có tốc độ tối đa được ghi nhận là 855 mm mỗi giây. Quay trở lại phòng thí nghiệm ở Đức, ở nhiệt độ chỉ 10 độ C, chúng chậm hơn chỉ 57 mm mỗi giây.
Theo Science Alert

Sunday, October 6, 2019

NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY UNG THƯ MÀ BẠN NÊN BIẾT


Ung thư (cancer) là tên dùng chung để mô tả một nhóm các bệnh phản ảnh những sự thay đổi về sinh sản, tăng trưởng và chức năng của tế bào. Các tế bào bình thường trở nên bất thường (đột biến) và tăng sinh một cách không kiểm soát, xâm lấn các mô ở gần (xâm lấn cục bộ) hay ở xa (di căn) qua hệ thống bạch huyết hay mạch máu. Di căn là nguyên nhân gây tử vong chính của ung thư. Những thuật ngữ khác của ung thư là  khối u ác tính hoặc tân sinh ác tính (malignant neoplasm).
Ung thư không chỉ là một bệnh mà là nhiều bệnh. Có hơn  100 loại ung thư khác nhau.

Ung thư là nguyên nhân số 2 gây tử vong ở Mỹ, chỉ đứng sau bệnh tim

Về cơ bản, nó ảnh hưởng đến cách tế bào của chúng ta phát triển, phân chia và thay đổi chúng ngược quá trình. Tất cả các loại bệnh ung thư là kết quả của sự tổn thương hoặc đột biến di truyền trong DNA.
Những dấu hiệu của bệnh lây lan khắp cơ thể như một "đội quân xâm lược", khi các tế bào độc hại phát triển không ngừng vào các khối u bất thường.
Một số trường hợp ung thư nằm ngoài tầm kiểm soát. Chúng được xác định bởi các khuyết tật di truyền và các khuynh hướng truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, hoặc bị thúc đẩy bởi những thay đổi di truyền mà chúng ta trải qua suốt cuộc đời.
Nhưng chúng ta cũng biết rằng khi hít thở phải một số chất, ăn những thức ăn cụ thể, và thậm chí sử dụng một số loại nhựa sẽ làm tăng nguy cơ phát triển một số bệnh ung thư chết người.
Dưới đây là một số chất gây ung thư được biết đến, cũng như một số điều hơn thế nữa đang được các nhà khoa học xem như là "nghi phạm" chính gây bệnh ung thư.
1. Đường
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, ăn quá nhiều đồ ngọt không chỉ dẫn đến bệnh tiểu đường mà còn làm tổn thương tế bào của bạn và tăng nguy cơ phát triển ung thư.
Nghiên cứu mới cho thấy, đường có thể thúc đẩy sự phát triển khối u trong cơ thể, bởi vì các tế bào ung thư thích sử dụng đường làm nhiên liệu cho sự phát triển của chúng.
Johan Thevelein, một nhà sinh vật học phân tử của Bỉ, cho biết sau khi hoàn thành nghiên cứu vào tháng 10 vừa qua: "Việc thường xuyên tiêu thụ đường khiến các tế bào ung thư thường xuyên hoạt động, dẫn đến một chu kỳ luẩn quẩn của sự tiếp tục phát triển ung thư’.
Các nhà khoa học nói rằng nghiên cứu là bước đột phá giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách thức đường và ung thư tương tác với nhau. Và một ngày nào đó, nó có thể giúp tạo ra các chiến lược cho một chế độ ăn uống phù hợp với người bệnh.
2. Thực phẩm chế biến
Bất kỳ loại thực phẩm nào có vỏ bọc hay đóng gói bằng túi/hộp nhựa dẻo, được đóng kín trong quy trình sản xuất công nghiệp và được thiết kế để bảo quản trong nhiều tháng mà không bị hư hỏng có thể là một cách tiện lợi khắc phục cơn đói của bạn, nhưng nó cũng là khả năng làm tăng nguy cơ mắc ung thư.
Gần đây, các nhà khoa học ở Pháp đã tìm ra mối liên kết giữa những người ăn nhiều thực phẩm chế biến và những người có bệnh ung thư phát triển.
Họ không chắc chắn rằng liệu vấn đề có phải chính là các nguyên liệu giá trung bình, bao bì nhựa hay là sự kết hợp của cả hai. Và bởi vì nghiên cứu mang chủ quan, nên cũng có thể bệnh ung thư phát triển là do một số yếu tố ẩn khác trong công việc của người bệnh.
3. Thuốc lá

Mặc dù ngành công nghiệp thuốc lá đã cố gắng che đậy điều này, nhưng chúng tôi đã nghiên cứu trong nhiều năm rằng khói thuốc lá có ít nhất 70 hóa chất gây ung thư bên trong.
Không chỉ những người hút thuốc bị ảnh hưởng - những người hít phải khói thuốc lá cũng có thể bị mắc phải các bệnh ung thư chết người.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ cho biết: "Những người không hút thuốc tiếp xúc với khói thuốc thụ động tại nhà hoặc tại nơi làm việc có nguy cơ mắc ung thư phổi lên đến 20 - 30%." Những người nhai thuốc lá cũng có nguy cơ gia tăng.
4. Phơi nắng và da không được bảo vệ
Theo Quỹ Ung thư da Hoa Kỳ, những người sử dụng giường tắm nắng – tanning bed – loại giường có phát ra tia cực tím rất giống với ánh nắng mặt trời - trước tuổi 35 làm tăng nguy cơ phát triển khối u ác tính lên đến 75%.
Tiếp xúc với ánh nắng Mặt Trời thường xuyên có thể làm tổn thương da bạn, vì vậy, hãy mặc quần áo bảo hộ và kem chống nắng, tìm bóng râm là những ý tưởng hay nếu bạn sắp phải ra ngoài nắng trong thời gian dài hơn 15 phút.
5. Hóa chất độc hại tại nơi làm việc

Những người có nguy cơ tiếp xúc với các chất gây ung thư trong công việc bao gồm:
- Công nhân nhôm.
- Họa sĩ.
- Xây dựng, người tiếp xúc với chất benzen gây ung thư.
- Các nhà sản xuất cao su.
- Những người làm tóc với thuốc nhuộm mỗi ngày.
- Nhân viên tiệm làm móng.
Và tất cả những người làm ca đêm (Năm 2007, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế phân loại công việc ban đêm là chất gây ung thư).
CDC - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kì có một danh sách đầy đủ các nguy cơ mắc ung thư từ nghề nghiệp.
6. Asen
Asen, một phần trong tự nhiên của lớp Vỏ Trái Đất, ở dạng vô cơ nó vô cùng độc hại. Asen thường được tìm thấy trong nước uống bị ô nhiễm ở những khu vực như Bangladesh, hoặc ở những nơi mà hệ thống tưới tiêu cây trồng sử dụng nước có nhiễm asen.
Tổ chức Y tế Thế giới – WHO cho biết có ít nhất 140 triệu người ở 50 quốc gia đang uống phải nguồn nước có hàm lượng asen cao. Asen cũng là một trong những tác nhân gây ung thư có trong thuốc lá.
7. Thịt nướng trên lửa
Thịt được hun khói từ lò nướng có thể sẽ rất mềm và ngon, nhưng chúng cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cho bạn. Đó là bởi vì các loại thịt có chứa các hợp chất được gọi là amin dị vòng, hoặc HCAs, và các hydrocacbon thơm đa vòng, hoặc PAHs.
Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kì, khi các loại thịt như thịt bò, thịt gia cầm hoặc cá được nấu trên ngọn lửa nóng hoặc chiên ở nhiệt độ cao, chất béo và nước ép thịt chảy vào ngọn lửa với các hóa chất nguy hiểm bên trong, sau đó lại chính ngọn lửa đó nướng chín thịt cho chúng ta ăn.
Chúng không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ung thư, nhưng trong các thử nghiệm tại phòng thí nghiệm, những hoá chất này đã được tìm thấy để thay đổi DNA theo những cách có thể để làm tăng nguy cơ ung thư.
8. Than: Những người thợ mỏ than trong nhiều năm có tỷ lệ cao mắc ung thư phổi, bàng quang và dạ dày. Chúng ta có đầy đủ dữ liệu để đưa ra khuyến nghị đối với các thợ mỏ xử lý khí hóa than hoặc những người hít bụi than rằng họ có thể bị ung thư.
9. Rượu: Tiêu thụ lượng rượu lớn, nặng thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ phát triển một số loại ung thư khác nhau, bao gồm ung thư cổ họng, gan, vú và ruột kết.
Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kì, "nguy cơ phát triển ung thư tăng lên tỉ lệ thuận với lượng rượu mà một người uống".
Một phân tích mới đối với gần 600.000 người uống rượu ở 19 quốc gia có thu nhập cao trên thế giới phát hiện ra rằng uống nhiều rượu có liên quan đến việc phát triển tất cả các loại ung thư của hệ tiêu hóa.
10. Khí thải từ dầu diesel: Theo Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế, trong dầu diesel có hơn 30 thành phần có thể gây ung thư.
11. Thịt muối hoặc cá và thức ăn muối: Cá muối, vốn rất phổ biến ở Trung Quốc, có hàm lượng nitrat và nitrit cao – đây đều là những chất gây ung thư được biết đến ở động vật và cũng có thể gây ung thư ở người. Các hợp chất hóa học có thể làm hỏng DNA, dẫn đến ung thư đầu và cổ.
Theo nghiên cứu về ung thư tại Anh, "những người từ Trung Quốc, hoặc có tổ tiên người Trung Quốc sống ở Anh, có tỷ lệ ung thư mũi họng cao hơn các nhóm dân tộc khác", nguyên nhân có thể là do chế độ ăn uống của họ.
Ăn nhiều thức ăn muối cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
12. Công nghệ khai thác dầu Fracking: Hóa chất được sử dụng trong khai thác dầu fracking có thể phát tán vào không khí và nguồn nước như benzen và formaldehyde có thể gây ung thư.
13. Các loại thịt chế biến như giăm bông, thịt xông khói và xúc xích
Tổ chức Y tế Thế giới cho biết các loại thịt chế biến như xúc xích, giăm bông, thịt xông khói và xúc xích có thể gây ung thư. Đó là do các loại thịt này đã được xử lý bằng cách nào đó để bảo quản hương vị của nó trong thời gian lâu hơn, chẳng hạn như bằng cách muối, lên men hoặc dấm thuốc.
WHO cho biết rất có thể bất kỳ loại thịt đỏ nào cũng đều liên quan đến nguy cơ ung thư đại trực tràng. Có một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, các loại thịt chế biến cũng góp phần vào ung thư tuyến tụy và tuyến tiền liệt.
14. Amiăng - tên gọi chung của loại sợi khoáng silicat: Amiăng được sử dụng làm vật liệu cách nhiệt trong nhiều năm trước và bụi của chúng có liên quan đến bệnh ung thư phổi.
Các sản phẩm có chứa amiăng không bị cấm hoàn toàn ở Mỹ, mặc dù Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ đã tiết chế việc sử dụng chúng.
15. Kiểm soát việc sinh để và lượng estrogen: Phụ nữ bắt đầu kinh nguyệt hoặc đi vào thời kỳ mãn kinh sớm có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú vì họ tiếp xúc với nhiều estrogen và progesterone trong buồng trứng.
Sử dụng thuốc ngừa thai cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư cổ tử cung ở phụ nữ, mặc dù có một số bằng chứng cho thấy việc kiểm soát sinh đẻ có liên quan đến giảm nguy cơ phát triển các bệnh ung thư khác như tử cung và buồng trứng.
16. Virus: Nhiễm một số loại virus có thể là nguyên nhân gián tiếp làm tăng nguy cơ ung thư của bạn. Vì trong một số trường hợp, virus làm thay đổi di truyền trong các tế bào có thể góp phần gây ung thư.
CDC cho biết: "Một số loại virus liên quan đến ung thư là virus papillomavirus (HPV) ở người gây ung thư cổ tử cung, virus viêm gan B, C có thể gây ung thư gan và virus Epstein-Barr, có thể gây ra một loại ung thư hạch. Ngoài ra, vi khuẩn H.pylori có thể gây ung thư dạ dày".
17. Di truyền: Một số nguy cơ mắc ung thư được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đột biến di truyền chiếm một lượng lớn khoảng 5 - 10% của tất cả các loại bệnh ung thư.
"Những thay đổi về mặt di truyền thúc đẩy ung thư phát triển có thể được di truyền từ cha mẹ của chúng tôi nếu những thay đổi đó có mặt trong các tế bào mầm, đó là các tế bào sinh sản của cơ thể (trứng và tinh trùng)", Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kì cho biết.
Ví dụ như một số loại ung thư vú là kết quả của đột biến trong gen BRCA1 và BRCA2.
18. Béo phì: Béo phì có thể làm tăng nguy cơ phát triển các loại ung thư bao gồm vú, đại tràng, trực tràng, thực quản, thận và tuyến tụy.
Nhưng bạn có thể làm giảm nguy cơ đó đi bằng các biện pháp phòng ngừa như ăn thức ăn lành mạnh và tập luyện thể thao. Các biện pháp này không chỉ giúp ta duy trì cân nặng và giảm nguy cơ phát triển một số bệnh ung thư mà còn có thể tránh trầm cảm, làm cho tâm trạng của bạn được thoải mái hơn.
19. Hợp chất hữu cơ Formaldehyde: Các nhà khoa học đã nghiên cứu trong nhiều năm và thấy rằng formaldehyde có thể gây ung thư mũi ở chuột.
Nó sử dụng trong một số sản phẩm keo và xây dựng. Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế cảnh báo rằng nó có thể gây ung thư ở người.
20. Ô nhiễm không khí: Các hạt bụi trong không khí cũng có thể dẫn đến ung thư.
Bồ hóng nói chung là không tốt. Tại London, mọi người bắt đầu nhận thấy có rất nhiều công nhân quét ống khói mắc bệnh ung thư tinh hoàn trong thập niên 1770. Các nghiên cứu tiếp theo đã tìm thấy mối liên hệ giữa công việc quét ống khói và ung thư ở tỷ lệ cao hơn.
Việc hít thở phải các loại khí bụi này cũng dẫn đến ung thư phổi, thực quản và bàng quang.
21. Silica: Silica là một khoáng chất tự nhiên được tìm thấy trong cát, đá và bê tông. Khi công nhân xây dựng và thợ mỏ hít phải các hạt silica bởi các công việc như cắt, cưa hoặc khoan vào đá, nó có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư phổi.
22. Tia bức xạ: Chúng ta biết rằng tia X và tia gamma có thể gây ung thư. Chúng cũng được phát ra từ tia UV của ánh sáng Mặt Trời.
Nhưng đến thăm khám bác sĩ đôi khi cũng sẽ không thể biết được bạn có mắc phải bệnh ung thư hay không.
Mối quan hệ giữa việc nhiễm phóng xạ và ung thư xuất hiện trong các nghiên cứu đối với những người đã tiếp xúc với hàm lượng phóng xạ cao, như những người bị ảnh hưởng bởi vụ nổ hạt nhân Chernobyl, Ukraina. Và những người bị ung thư, đôi khi lại được điều trị bằng lượng phóng xạ cao.
Hiệp hội Ung thư Mỹ cảnh báo rằng "không có ngưỡng an toàn đối với loại bức xạ này".
23. Bệnh mãn tính lâu dài gây tổn hại DNA: Bệnh mãn tính từ việc nhiễm trùng trong thời gian dài, bệnh đường ruột, hoặc béo phì có thể làm tổn thương DNA của một số người và dẫn đến tỷ lệ ung thư cao hơn.
24. Một số loại nhựa: Nhựa có thể gây nguy hiểm, đặc biệt là khi chúng thấm hóa chất thông qua các vết trầy xước hoặc vết nứt trong một container.
BPA là một estrogen tổng hợp đã được sử dụng trong nhiều chất dẻo và nhựa từ những năm 1960.
Nhựa BPA có thể được sử dụng bên trong các sản phẩm như lon đựng thực phẩm bằng kim loại, dùng làm chất bịt kín. Trong khi nhựa polycarbonate BPA có thể được sử dụng đối với các chai nước và hộp đựng thực phẩm.
BPA thậm chí còn xuất hiện trên các loại giấy bóng sáng để giữ nét mực.
Trong khi nhiều nhà sản xuất nhựa đã bắt đầu ghi lên nhãn sản phẩm của họ là "không BPA", thì vẫn còn rất nhiều thứ gây ung thư vú và tuyến tiền liệt xung quanh.
24. Acrylamide: Màu nâu của một số loại thực phẩm được nấu ở nhiệt độ cao như bánh mì, cà phê, hoặc khoai tây chiên... được tạo ra bởi một hợp chất hóa học gọi là acrylamide. Điều này xảy ra một cách tự nhiên trong một quá trình gọi là phản ứng Maillard.
Nhưng lượng acrylamide trong cốc cà phê hoặc bánh quy có thể sẽ không ảnh hưởng đến bạn. Nguy hiểm chỉ đến khi bạn tiêu thụ với liều lượng lớn và là một trong những người hít phải hóa chất độc hại. Không có nghiên cứu nào cho thấy màu nâu là có hại đối với sức khoẻ.
Một thẩm phán ở California, Mỹ đã phán quyết vào đầu năm nay rằng người bán cà phê cần phải có các nhãn cảnh báo cho khách hàng của họ về nguy cơ ung thư có thể xảy ra từ acrylamide trong cà phê.
Acrylamide chỉ là một trong số hơn 1.000 hóa chất trong danh sách mà tiểu bang California đưa ra về các hợp chất gây ung thư. Theo Luật, California đã đặt các cảnh báo về bệnh ung thư trên tất cả mọi thứ, từ bãi đậu xe đến ghế của các nha sĩ.
Mặc dù tất cả những gì chúng ta ăn, đi đứng và hít thở mỗi ngày đều có thể là nguyên nhân làm phát triển một số loại bệnh ung thư, nhưng điều quan trọng cần nhớ là bệnh ung thư vẫn chưa được hiểu một cách chính xác và đầy đủ.
Các nhà khoa học vẫn đang tìm kiếm các phương pháp điều trị ung thư đầy tiềm năng.
*Theo msn.com

Thursday, October 3, 2019

TAM THẤT THẦN DƯỢC TRONG ĐÔNG Y TỐT HƠN CẢ NHÂN SÂM

Tam thất được coi là thần dược trong Đông y tuy nhiên không phải ai sử dụng cũng tốt. Tùy từng trường hợp có nên sử dụng tam thất hay không.

Trước tiên chúng ta phải tìm hiểu về điều quan trọng là: Những ai không được sử dụng để tránh những hậu quả đáng tiếc không nên.

Theo GS Sinh với công dụng và tính năng của củ tam thất, những đối tượng không sử dụng được tam thất là phụ nữ có thai, trẻ nhỏ, người đang bị tiêu chảy.
Còn việc sử dụng tam thất trong điều trị ung thư, GS Phạm Xuân Sinh cho rằng, quan niệm ung thư trong đông y khác với tây y.
Loại củ được coi là thần dược trong Đông y, nhiều trường hợp còn quý hơn cả nhân sâm - Ảnh 2.
Tam thất không dành cho phụ nữ có thai.
Trong Đông y ung thư đã có từ rất lâu đời nhưng bản chất nó được dùng để chỉ các loại mụn nhọt nói chung và sau này còn được dùng để chỉ một số bệnh lý khác như lao hạch, lao xương khớp, viêm tắc động mạch.
Theo Đông y, ung thư là một bệnh mạn tính, đa phần thuộc hư chứng, đặc biệt là khi phải sử dụng đến các biện pháp như: phẫu thuật, hóa trị liệu, xạ trị liệu… thì tam thất được khuyến cáo dùng để bồi bổ sức khỏe là chính.
Đối với những người bình thường và sử dụng để chữa u nhọt, ung thư thì khó vì tam thất chưa được chứng minh tác dụng tiêu u. Hơn nữa, tam thất tính ôn, nếu cơ địa hoàn toàn bình thường không quá nóng và không quá lạnh thì có thể dùng tam thất thường xuyên.
Đối với những người quá nóng thì có tác dụng bất lợi là nếu uống trong thời gian dài có thể gây ra phản ứng mẫn cảm gây ngứa, mụn nhọt hoặc dị ứng... trong trường này dùng tam thất tùy theo cơ địa.

Tác dụng của tam thất

Tam thất là thảo dược được người dân sử dụng nhiều nhất để chữa bệnh, nhưng phần lớn mọi người chưa hiểu hết công dụng của nó.
Theo GS Phạm Xuân Sinh – Nguyên trưởng bộ môn Dược liệu học cổ truyền, trường Đại học Dược Hà Nội cho biết, tam thất là một vị thuốc quý được y học cổ truyền sử dụng phổ biến và có lịch sử từ rất lâu.
Trong Đông y, tam thất còn có tên là Kim bất hoán tức là vàng cũng không thể thay đổi được tam thất. Tam thất thuộc họ nhân sâm, có tên khoa học là Panax Notoginseng.
GS Sinh cho biết, trong tam thất thành phần chủ yếu là saponin nhóm dammaran hàm lượng cao giống như trong nhân sâm, ngoài ra còn chứa các acid amin, các chất polyactylen, panaxytriol… Tác dụng cầm máu của tam thất đứng đầu bảng trong các loại thảo dược hiện nay.
Tam thất có tác dụng như nhân sâm nhưng trong một số trường hợp nó còn quý hơn cả nhân sâm nhờ những tác dụng mà nhân sâm không có.
Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm trên động vật đều chỉ ra rằng tam thất có tác dụng cầm máu và tiêu các cục máu đông, tăng lưu lượng máu ở động mạch vành, tăng sức co bóp của cơ tim và giảm thấp sự tiêu hao ôxy của cơ tim, giãn mạch ngoại vi, hạ huyết áp.
Theo y học cổ truyền, tam thất có vị đắng nhẹ, hơi ngọt, đi vào kinh can, vị, là vị thuốc rất đa công dụng.
Giáo sư Sinh cho biết, với phụ nữ sau sinh, người sau mổ, mất máu…, sử dụng tam thất rất tốt. Có thể lấy một con gà nhỏ, loại gà ác (gà lông trắng, chân màu chì) làm sạch bỏ nội tạng rồi cho khoảng 6 - 9g tam thất đã tán bột thô vào trong bụng gà, tần cách thủy. Một tuần lễ dùng 2 - 3 con. Ăn liền 3 - 4 tuần.
Những người bị chấn thương nếu có tam thất tươi thì giã nát, gói vào miếng vải mỏng băng vào vùng bị chấn thương, các vết bầm tím sẽ tan đi rất nhanh và giảm đau. Nếu không có củ tươi thì dùng tam thất khô giã nát hay bột tam thất cũng được, trong quá trình dưỡng thương nên uống bột tam thất.
Ngoài ra, cách đơn giản nữa đó là có thể dùng tam thất dưới dạng thuốc hãm hay thuốc bột, mỗi ngày uống 1-2 lần, mỗi lần 3 - 5g. Nếu chảy máu do vết thương bên ngoài, dùng bột tam thất tán mịn, băng vào vết thương. Liều dùng chung của tam thất 3 - 9g.

Bên cạnh những tác dụng trên đây. Bột tam thất còn có thể sử dụng để làm tăng cân cho những người ốm gọi là kinh niên không làm sao tăng cân được. Đây là do trải nghiệm của chính bản thân mình đã dùng và chia sẽ lại. Bản thân mình đã dùng rất nhiều phương pháp tăng cân, nhưng vẫn không tăng được và vô tình được một người bạn mách lại, là nên dùng thử bột tam thất uống vào mỗi sáng khoảng 1 muỗng cà phê hòa cùng nước canh hoặc nước nóng uống tùy thích sẽ mau chóng tăng cân và tăng cường sức khỏe. Kết quả mình đã dùng gần 200g trong vòng 1 tháng đã tăng được 3kg. Hiện tại mình vẫn đang sử dụng, hy vọng những ai muốn tăng cân giống mình sẽ đọc được chia sẽ này.
Kim Ngân 

Tuesday, October 1, 2019

NGUYÊN NHÂN TẾ BÀO UNG THƯ LAN NHANH KHẮP CƠ THỂ

Ung thư là một căn bệnh nguy hiểm khiến bất kỳ bệnh nhân nào cũng đều e ngại. Do đó, tế bào gốc ung thư hình thành từ đâu hay tế bào ung thư phát triển như thế nào cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm và muốn tìm hiểu.
Hoạt động của tế bào: Cơ thể chúng ta được hình thành từ hàng nghìn tỷ tế bào, chúng liên kết lại với nhau để tạo ra các mô và cơ quan. Bên trong nhân của mỗi tế bào đều có gen (nhiễm sắc thể), với chức năng điều khiển tế phát triển, hoạt động, phân chia hoặc chết đi. Thông thường, đối với một cơ thể khỏe mạnh thì các tế bào sẽ luôn tuân theo sự hướng dẫn của gen.
Một nhiễm sắc thể bình thường có nhiệm vụ thông báo cho các tế bào về thời điểm thích hợp để phát triển và phân chia. Phân chia tế bào có nghĩa là tạo ra các bản sao y hệt chúng, từ một chia thành 2 tế bào giống nhau, sau đó 2 tế bào lại phân làm 4 và cứ thế tiếp diễn. Ở người trưởng thành, các tế bào thường chỉ phát triển và phân chia theo nhu cầu của cơ thể, chẳng hạn như để thay thế các tế bào cũ đã bị lão hóa hoặc tổn thương.

Tế bào ung thư hình thành như thế nào?

Khi DNA bị thay đổi hoặc hư hỏng có thể sẽ kéo theo quá trình đột biến gen. Các gen đột biến không còn hoạt động một cách bình thường nữa vì thứ tự vốn có của DNA đã bị đảo lộn. Lúc này, các tế bào sẽ phân chia và phát triển vượt quá tầm kiểm soát, từ đó dẫn đến ung thư.
Từ một tế bào khỏe mạnh nhưng có mang gen bị đột biến sẽ hình thành tế bào ung thư. Đột biến nhiễm sắc thể thường do di truyền hoặc xuất hiện theo thời gian khi con người già đi. Ngoài ra, gen còn bị hao mòn do tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài, bao gồm: khói thuốc lá, rượu bia hoặc tia cực tím (UV) từ mặt trời.
Ung thư có thể hình thành ở bất kỳ tế bào nào trong cơ thể và sẽ hoạt động rất khác so với một tế bào bình thường. Thay vì chết đi khi đã không còn hữu ích, tế bào ung thư lại tiếp tục phát triển và phân chia vượt khỏi tầm kiểm soát. Chúng cũng không thể trưởng thành như các tế bào khỏe mạnh khác mà vẫn ở mãi trạng thái chưa hoàn chỉnh. Mặc dù có nhiều loại ung thư khác nhau, nhưng tất cả đều bắt nguồn từ việc các tế bào đang phát triển bỗng trở nên bất thường và mất kiểm soát.
Đặc điểm giúp phân biệt tế bào ung thư là gì? Tóm lại, một tế bào ung thư khác thường có những đặc điểm sau:
  • Phân chia ngoài tầm kiểm soát
  • Không đủ trưởng thành để thực hiện những chức năng cụ thể
  • Phá hủy hệ miễn dịch
  • Không tuân thủ các tín hiệu ngừng phân chia hoặc chết đi
  • Mất tính liên kết và lan rộng vào các bộ phận khác của cơ thể thông qua đường máu hoặc hệ bạch huyết
  • Gây tổn hại cho các mô và cơ quan.

Tế bào ung thư hình thành, phát triển và lan rộng như thế nào?
Tế bào ung thư tăng sinh vô tổ chức rất khác với tế bào thường

Tế bào ung thư xâm lấn và di căn

Khi khối u trở nên lớn hơn, các tế bào ung thư có thể lan đến các mô xung quanh bằng một lực đẩy. Tế bào ung thư cũng tạo ra các enzyme khiến những tế bào và mô khỏe mạnh khác bị phá vỡ. Ung thư xuất hiện tại các mô lân cận vị trí cũ ban đầu được gọi là tế bào ung thư xâm lấn hoặc ung thư ác tính.
Tế bào ung thư cũng có thể tiến đến các bộ phận khác ở vị trí xa hơn nơi bắt đầu khởi phát của chúng. Quá trình này được gọi là di căn. Các tế bào ung thư di căn là khi chúng tách ra khỏi khối u và di chuyển đến một khu vực mới trong cơ thể thông qua hệ thống máu hoặc bạch huyết.
Hầu hết các bệnh ung thư có xu hướng lây lan sang những cơ quan nhất định, phổ biến là hạch bạch huyết, xương, não, gan và phổi hoặc bất cứ nơi nào. Từ đặc tính này, các bác sĩ đã xây dựng khái niệm “giai đoạn” dựa trên những nơi xuất hiện tế bào ung thư trong cơ thể so với vị trí bắt đầu. Hệ thống giai đoạn thường được chia làm 4 phần, được sử dụng để phân loại mức độ xâm chiếm và lan rộng của tế bào ung thư. Trên cơ sở giai đoạn được chẩn đoán mắc ung thư, bác sĩ sẽ tiên lượng diễn biến tiếp theo của căn bệnh, cũng như lựa chọn chính xác phác đồ điều trị và chăm sóc thích hợp.
Tế bào ung thư hình thành, phát triển và lan rộng như thế nào?
Tế bào ung thư xâm lấn (ác tính) và di căn đến các cơ quan khác

Tế bào ung thư phát triển như thế nào?

Tế bào ung thư cũng có nhu cầu về oxy và chất dinh dưỡng từ máu như những tế bào bình thường khác để phát triển và tồn tại. Khi các tế bào ung thư không ngừng tăng sinh, khối u cũng dần hình thành. Một khối u nhỏ có thể dễ dàng phát triển nhờ được các mạch máu gần đó nuôi dưỡng.
Tuy nhiên khi khối u càng lớn sẽ cần nhiều nguồn máu hơn để cung cấp đủ cho tất cả tế bào ung thư tiếp tục sản sinh. Vì vậy, các mạch máu mới sẽ hình thành và giúp khối u tăng trưởng ngày một to dần. Thông qua các mạch máu này, tế bào ung thư lại xâm nhập và lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể. Những loại thuốc có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của mạch máu, hay còn gọi là chất ức chế tạo mạch, đang được nghiên cứu và xem xét sử dụng với hi vọng khiến khối u ngừng tăng trưởng, hay thậm chí teo nhỏ lại.

Ung thư tái phát

Nhiều bệnh ung thư có thể được chữa khỏi, song đôi khi chúng vẫn có thể quay trở lại ngay sau đợt điều trị hay thậm chí là nhiều năm sau đó. Bởi vì chỉ cần một tế bào ung thư còn sót lại, nhiều khả năng nó sẽ phát triển và phân chia để trở thành một khối u mới. Khối u mới này có thể hình thành tại cơ quan đã từng bị ung thư lúc trước, hoặc cũng có thể là ở một bộ phận khác khi tế bào ung thư đã lan rộng. Chính vì lý do này, các bác sĩ thường tiến hành thêm một phương pháp điều trị khác ngay sau đợt chữa bệnh ung thư lần đầu tiên, chẳng hạn như chỉ định bệnh nhân làm hóa trị sau phẫu thuật. Đây được gọi là liệu pháp bổ trợ, với mục tiêu loại bỏ hoàn toàn những tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể, đề phòng ung thư tái phát.
Có trường hợp bệnh nhân trở nên kháng thuốc khiến các liệu pháp chữa trị không còn hiệu quả. Khi đó, khối u đã thu nhỏ hoặc biến mất vẫn có thể bắt đầu phát triển trở lại và ngày càng lớn hơn. Điều này xảy ra khi các gen bên trong tế bào ung thư đột biến, giúp chúng chống lại chất hóa trị và các loại thuốc khác bệnh nhân đang dùng. Một hình thức điều trị mới để thay thế sẽ được bác sĩ áp dụng đối với trường hợp này.
Xung quanh câu hỏi “Tế bào gốc ung thư hình thành từ đâu và phát triển như thế nào?”, các chuyên gia y tế cho rằng đột biến gen do di truyền hoặc tác động khách quan từ cuộc sống đóng vai trò chính. Bên cạnh đó, những thông tin liên quan đến tế bào ung thư xâm lấn và di căn cũng giúp bệnh nhân ung thư hiểu rõ hơn về căn bệnh mình đang mắc phải. Hạn chế tác động làm tổn hại đến tế bào là hỗ trợ phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh ung thư nguy hiểm.
Nguồn tham khảo: Cancer.ca

Monday, September 16, 2019

NHỮNG THỰC PHẨM KHÔNG NÊN ĂN QUÁ NHIỀU

Ăn uống là một phần thiết yếu của cuộc sống không thể tách rời, nhưng để ăn uống đúng khoa học và không gây hại cho sức khoẻ là điều hết sức cần thiết không phải ai cũng biết. Vậy hôm nay mình xin chia sẽ gởi đến cả nhà một số kinh nghiệm mà theo như các nhà nghiên cứu cho biết những thứ sau càng ăn nhiều chẳng những không có lợi mà càng gây hại cho sức khoẻ nếu sử dụng quá nhiều, đó là những thực phẩm gì? Mời các bạn hãy theo dõi nhé.

Thứ nhất: Sushi bản thân của nó là không có hại, nhưng các thành phần chứa chất phụ gia đi kèm thì lại không an toàn cho sức khoẻ và cũng chính là tác nhân gây hại cho con người của chúng ta. Bởi vì sao? - Vì mục đích thương mại và mục tiêu kinh doanh thì các công ty chế biến muốn tạo cho những món ăn trở nên hấp dẫn trong mắt người tiêu dùng và phải có hương vị đặc biệt đậm đà nhiều nơi cho thêm như là sốt mayonnaise, kem, nước sốt. Mà những hương vị này cộng thêm vào Sushi lại làm cho chúng trở nên dư thừa calo, ăn nhiều sẽ dẫn tới tình trạng tích tụ mỡ thừa dẫn đến béo phì là điều sớm muộn.
Thứ hai: Ngũ cốc là thực phẩm phổ biến không chỉ người việt mà tất cả mọi người trên trái đất này, thường được chế biến để phục vụ cho các bữa trong ngày vừa bổ dưỡng lại vừa nhanh gọn lẹ đơn giản nhất là trong bữa sáng. Tuy là thư thế nhưng không phải tất cả ngủ cốc đều mang lại lợi ích cho sức khoẻ. Ví dụ: Ngũ cốc đã qua tinh chế thì loại ngũ cốc này đã mất đi không ít các chất dinh dưỡng vốn có của nó như chất xơ giúp no lâu và một số dinh dưỡng khác. Thêm vào đó là một lượng đường đáng kể, nếu bạn pha vào nước sẽ thấy ngay lượng đường chưa kịp tan ở dưới đáy cốc. Đây cũng chính là thủ phạm và là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường, tim mạch hay béo phì,... Nếu chúng ta sử dụng nhiều thì đây là điều cần nên quan tâm nhé.
Thứ ba: Thay vì chúng ta nên dùng ở dạng tự nhiên tươi ngon, nhưng vì mục đích tiện lợi và nhanh lẹ thì lại sử dụng dạng lỏng. Đặc biệt, là ở dạng đã tinh chế sẵn. Ở dạng này đa phần nước trái cây sẽ mất đi một lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể để chống lại các chứng bệnh như béo phì và tim mạch. Nếu chúng ta quá lạm dụng nước trái cây thì nó cũng giống như ngũ cốc vậy. Trong quá trình chế biến người ta đã thêm vào đó, một lượng đường và những gia vị khác để nhằm tăng thêm hương vị. khiến cho cơ thể tích tụ thêm nhiều đường dư thừa và những chất độc hại sẽ không có lợi cho sức khoẻ của con người. Theo các chuyên gia nghiên cứu đã chứng mình rằng, có rất nhiều loại trái cây có lượng đường tương đương với lượng đường trong một lon coca-cola. Cho nên thay vì chúng ta uống nước ép trái cây đã tinh chế sẵn, thì chúng ta hãy thay vào đó bằng việc ăn cả quả để có thể giữ được chất xơ cần thiết có lợi cho sức khoẻ của mình.
Thứ tư: Cá nuôi hầu hết các loại cá điều tốt cho sức khoẻ vì nó chứa rất nhiều chất cần thiết cho cơ thể đặc biệt là cá biển như cá hồi có chứa rất nhiều omega-3 rất tốt cho cơ thể, có tác dụng làm giảm các nguy cơ mắc các bệnh đột quỵ và tim mạch. Nhưng trong thực tế để mua được cá chính gốc từ biển đem vào thì thật là hiếm hoi, mà đa số chúng ta mua cá từ các chợ. Một sự thật không thể ngờ đó là, những loại cá này điều được nuôi ở các trang trai. Mà chúng ta ai cũng biết để nuôi được bất cứ con gì cho dù là cá, tôm, cua, heo, gà, vịt, ... điều phải sử dụng thức ăn mà đa phần các trang trại hay hộ nuôi gia đình cũng thường sử dụng chung nguồn thức ăn đó là thức ăn công nghiệp, vừa tiện lợi lại khỏi mất thời gian mà rút ngắn được thời gian thu hoạch. Trong quá trình cho chúng ăn như thế sẽ nạp vào cơ thể những chất có hại cho sức khoẻ con người. Nếu như chúng ta ăn quá nhiều thì các chất còn tồn dư trong cơ thể chúng sẽ gây hại đến sức khoẻ của chúng ta nhiều hơn.
Trên đây là những chia sẽ thông tin được tổng hợp từ các chuyên gia nghiên cứu cộng với trải nghiệm thực tế và cũng là kinh nghiệm của bản thân. Gởi đến các bạn để có thêm nhiều sức khoẻ trong cuộc sống. Nếu có bất kỳ ý kiến đóng góp nào hãy bình luận trao đổi để bài viết ngày càng hoàn thiện hơn, phục vụ các bạn tốt hơn nhé, Xin chân thành các ơn.

Sunday, September 15, 2019

BÉ SỐT CAO CO GIẬT NÊN LÀM GÌ CHO ĐÚNG?

Mới đây có một ca sốt cao co giật ở Chiết Giang, Trung Quốc đã xảy ra một việc đau lòng khi bé sốt và co giật liên tục làm cho bố mẹ hoảng hốt và so cứu không đúng cách đã làm cho bé ra đi mãi mãi không bao giờ được thấy mặt trời lần nữa.
Trong thực tế theo kinh nghiệm nuôi trẻ của mình thì việc sốt ở trẻ em là điều không hiếm, thậm chí bé nhà mình còn sốt hơn 40 độ C. Nói đến đây chắc hẳn mọi người sẽ bảo sao mình lại để con sốt cao như vậy mà không có biện pháp xử lý trước. Thật tình mà nói khi bé phát sốt thì cơn co giật sẽ kéo theo và rất nhanh tăng độ không làm sao hạ sốt kịp, cộng thêm bé thường sốt vào ban đêm nên khoảng 1 đến 2 giờ sáng. Các bố mẹ có con nhỏ nên lưu ý chuyện này nhé.
Thường thì các cơn co giật của các bé sẽ tự khỏi trong vòng 5 phút, nếu thời gian kéo dài hơn 5 phút thì nên nhanh chóng đưa đến trạm y tế gần nhất. Tuy nhiên các bố mẹ thường rất hốt hoảng và thấy co giật là sợ con cắn nhằm lưỡi nên hay đưa tay hoặc vật cứng cho bé cắn thì cũng chính điều này đã xảy ra hậu quả đáng tiếc.
Việc gì cũng nên bình tĩnh không nên cuốn cuồn sẽ làm cho chúng ta không còn minh mẩn giải quyết. Theo như tư vấn của bác sĩ thì các cơn co giật chỉ kéo dài vài phút thì không đe doạ đến tính mạng của bé. Chúng ta nên thật sự bình tĩnh và làm theo những cách sau đây nhé:
- Tư thế là rất quan trọng, nên để bé chân duỗi chân co và nghiêng sang một bên vì trẻ bị co giật sẽ nôn, tư thế nằm như vậy sẽ tránh việc thức ăn từ chất nôn ra lọt vào đường thở.
- Nới lỏng áo quanh cổ, tốt nhất khi trẻ sốt cao không nên mặt đồ kính quá sẽ làm tăng thân nhiệt, gây sốt cao hơn, nên mặt đồ rộng rãi chất liệu thoáng mát là tốt nhất.
- Để bé nằm nơi thoáng mát không nên bu kính xung quanh bé làm cho thiếu oxy khó thở thêm.
- Đặt gối dưới đầu trẻ và không nên cho bất cứ vật gì vào miệng, để miệng trẻ trong tư thế tự nhiên.
- Không nên dùng sức để kìm nén cơn co giật.
- Các cuối cùng dùng thuốc hạ sốt đường hậu môn hay gọi nôm na là (nhét đích). Nhưng thuốc có tác dụng hơn chậm nên chỉ dùng khi đã cho trẻ nằm nghiêng nhé. Cơn co giật đã qua bé có thể lú lẫn, lờ đờ hay buồn ngủ và thích được bố mẹ ôm ấp che chỡ.
Nếu những biện pháp trên mà trẻ không giảm sốt cũng như cơn co giật thì hãy đưa ngay đến trạm y tế gần nhất để kiểm tra nhé.
Trên đây là những kinh nghiệm của mình đã trải qua trong việc nuôi dạy con cái. Xin chia sẽ cùng các bố mẹ để chăm sóc sức khoẻ cho các bé tại nhà một cách tốt nhất nhé. Rất mong nhận được đóng góp ý kiến từ các bố mẹ để những chia sẽ ngày càng hoàn thiện hơn, phục vụ các bạn tốt hơn nhé.
Kim Ngân

.

NHỮNG ROBOT DẠNG NGƯỜI CỦA NHẬT

Robot dạng người hay robot hình người là robot có hình dạng cơ thể được tạo hình để trông giống như cơ thể con người. Thiết kế robot có thể có dạng người ở mức độ khác nhau, tùy theo các mục đích chức năng. Robot phục vụ thử nghiệm có thể có dáng sơ sài, chẳng hạn để nghiên cứu về vận động bằng hai chân. Nói chung thì robot hình người có thân, đầu, hai cánh tay và hai chân, tuy nhiên một số robot hình người đơn giản có thể chỉ mô hình hóa một phần của cơ thể. Một số robot hình người cũng có đầu được thiết kế với các đặc điểm khuôn mặt của con người như mắt và miệng. Robot có tính thẩm mỹ giống với con người cũng có các mức khác nhau, từ loại có khuôn mặt người đến loại toàn thân thể giống người, ví dụ robot Android.
Robot phục vụ quán ăn
Nhật Bản được xem là nước phát triển nhất thế giới. Những robot người thông minh và tự hành đã xuất hiện. Chúng sẽ là lực lượng nhân công của tương lai hay là cơn ác mộng cho nhân loại? Thời gian sẽ trả lời.
Ở cách thủ đô Tokyo 70km, Công ty Kokoro với 110 nhân viên, doanh số 120 triệu, đã sản xuất và tung ra thị trường những robot dạng người đầu tiên. Chúng được bọc lớp da nhân tạo, được mặt quần áo y hệt như người đương đại, biết cử động, biết nói, biết nhíu mày, biết cười, biết khóc,... Về số lượng robot công nghiệp Nhật Bản đứng đầu thế giới 120.000 so với Mỹ 30.000, 11.000 ở Đức và 6.000 ở Pháp. 
Nếu như một số nhà khoa học phương Tây cho rằng điều đó khó thực hiện nổi, thì người Nhật lại rất tin tưởng vào tính khả thi của kế hoạch này. Và đến đầu thế kỷ 21 thì tất cả robot người sẽ có hình dáng hoàn hảo. Hiện nay thì giới quân đội rất chú ý đến khả năng của robot. Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (ngân khố sách quốc phòng đứng hàng thứ 3 thế giới) đang nghiên cứu chế tạo các robot lính, được trang bị các tên lửa nhỏ có khả năng thực hiện việc tuần tiễu. 
Robot phát thanh viên đầu tiên thế giới
Đến năm 2014 Nhật Bản trình làng các robot dẫn chương trình chẳng những giống mà con hay hơn người thật. Trở thành phát thanh viên robot đầu tiên trên thế giới.
Robot Erica xin đẹp
Năm 2017 Robot Erica tự nhận nó "giống như một con người" và tỏ ra hiểu rõ những sự khác biệt giữa con người và máy móc. Erica nói: "Khi mọi người nó chuyện với tôi, họ xưng hô với tôi như người bình thường. Tôi nghĩ điều đó khác với cách họ gọi thú nuôi là chó".
 Như vậy nếu chúng được chế tạo hàng loạt, không sớm thì muộn Terminator sẽ không còn thuộc về thế giới khoa học viễn tưởng. Khi ấy, không ai dám chắc robot là điều kỳ diệu hay sẽ là nỗi ám ảnh của tương lai.
Tổng hợp các bài báo trong 
thế giới mới từ 10.1993



 

Đăng ký nhận tin qua email

Liên hệ hỗ trợ

Email us: thaycua@gmail.com

Nhóm thành lập